Tư vấn lựa chọn thùng tải đông lạnh chất lượng, hiệu quả nhất
Tác giảCÔNG TY TNHH LAMBERET VIỆT NAM

Thùng tải đông lạnh - bộ phận không thể tách rời của xe tải đông lạnh. Thùng đông lạnh chất lượng cao phụ thuộc chủ yếu vào vật liệu foam và công nghệ sản xuất panel cấu tạo thành thùng. Vậy làm thế nào để lựa chọn được thùng giữ nhiệt, bảo quản hàng hóa tốt nhất? Cùng tôi tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé.

I/ Thùng tải đông lạnh là gì?

Là người đã có hơn 10 năm làm trong ngành vận tải hàng lạnh và kho lạnh, Dũng tin rằng bản thân mình đủ am hiểu để chia sẻ với mọi người về lĩnh vực này. 

Thùng tải đông lạnh hay còn gọi là thùng đông lạnh hay thùng xe tải lạnh, thường được anh em tài xế nhắc đến như một “linh hồn” của xe tải đông lạnh. Thùng có nhiệm vụ chính là nơi chứa hàng, giữ lạnh và đảm bảo ổn định nhiệt độ cần thiết trong suốt quá trình vận chuyển. 

Tùy vào ngân sách, tính chất hàng hóa mà bạn có thể đặt mua loại thùng đông lạnh với các tiêu chuẩn riêng. Cấu tạo thùng khác nhau, khả năng giữ nhiệt thùng cũng sẽ khác nhau. Thùng lạnh được đánh giá chất lượng hay không phụ thuộc chủ yếu vào vật liệu foam và công nghệ sản xuất panel cấu thành nên sản phẩm. 

Xe tải đông lạnh tại các cơ sở (ảnh minh họa)

Panel (vách thùng) làm bằng foam PU (Polyurethane) hay foam XPS (Extruded Polystyrene) sẽ giữ lạnh tốt hơn? Chọn công nghệ dán ướt, công nghệ dán khô hay công nghệ tạo foam trực tiếp sẽ tốt hơn? Sáu sẽ phân tích cụ thể hai điểm này ở các mục bên dưới.

II/ Phân tích về Foam

Để thùng tải đông lạnh giữ lạnh tốt thì trước tiên các bạn phải xem panel lõi được làm từ loại foam gì, chất lượng ra sao? Ngoài ra, các góc cạnh ghép tấm panel phải đảm bảo được xử lý kỹ bằng keo chuyên dụng, ron cửa dùng loại tốt để không rò rỉ hơi lạnh.

Trên thị trường hiện nay có 3 loại foam mà Sáu thấy hay được sử dụng trong việc sản xuất ra các tấm panel, gồm: PU, XPS và EPS. Sáu sẽ so sánh sự khác biệt của 3 loại foam này cho mọi người hiểu rõ:

1/ Về hệ số dẫn nhiệt foam

Hệ số dẫn nhiệt của foam sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ giữ lạnh của thùng đông lạnh.

Theo các nghiên cứu, 

  • Hệ số dẫn nhiệt của foam PU là 0.018 ~ 0.020 W/mk

  • Hệ số dẫn nhiệt của foam XPS là 0.025 ~ 0.027 W/mk

  • Hệ số dẫn nhiệt của foam EPS là 0.028 ~ 0.039 W/mk

Hệ số dẫn nhiệt thấp nhất thì khả năng giữ lạnh sẽ tốt nhất. Do đó, về khả năng giữ lạnh, cách nhiệt thì foam PU giữ lạnh tốt nhất. Tiếp đến là foam XPS và cuối cùng kém nhất là foam EPS. 

Do PU có khả năng giữ lạnh tốt hơn XPS nên được các đơn vị hàng đầu về làm Panel kho lạnh như Công ty Phương Nam, Công ty Tonmat dùng PU để làm Panel. Điều này nhằm giúp tối ưu chi phí điện và tăng tuổi thọ hệ thống làm lạnh cho chủ đầu tư. Đối với foam XPS, khả năng cách nhiệt kém hơn nên thường được dùng làm foam cho tôn cách nhiệt lợp mái. Còn lại, foam EPS khả năng giữ nhiệt kém nhất, thường sẽ được dùng làm thùng xốp cách nhiệt. 

Một kho lạnh được tạo thành từ các tấm panel tiêu chuẩn

2/ Về tỷ trọng foam

Tùy vào từng thuộc tính mà foam PU, XPS và EPS lại có các tỷ trọng/m3 khác nhau. Tỷ trọng càng lớn thì khả năng thùng cứng vững và giữ lạnh càng tốt. Cụ thể:

  • Trọng lượng của foam PU trong ngành thùng xe tải lạnh hoặc làm kho xưởng lạnh thường dao động từ 38 - 48kg/m3

  • Trọng lượng của foam XPS thì dao động từ 34 - 40kg/m3

  • Cuối cùng, trọng lượng của foam EPS thì dao động từ 12-30kg/m3. 

Đối với foam XPS, trên thị trường có 2 tên gọi là XPS hoặc Styrofoam. Styrofoam cũng là XPS nhưng được sản xuất bằng cách ép khuôn, còn XPS được sản xuất bằng cách đùn thành khối và tỷ trọng đồng đều trên m3 của XPS sẽ cao hơn Styrofoam nên khả năng giữ lạnh XPS sẽ tốt hơn.

Bảng so sánh thông số các loại Foam cách nhiệt 

Tại đây, Dũng kết luận, nếu xét về panel làm từ foam PU sẽ chất lượng tốt nhất, tiếp đến là foam XPS và cuối cùng là foam EPS. Tiếp theo, nếu đã lựa chọn được chất liệu thì chúng ta nên sử dụng công nghệ nào tạo foam sẽ tốt hơn. Bạn tiếp tục tìm hiểu cùng tôi nhé.

III/ Phân tích về Công nghệ sản xuất Panel

Để làm thành một tấm panel thành phẩm, chất lượng thì sẽ dựa chủ yếu công nghệ để tạo thành. Nếu đã hiểu rõ cấu tạo thùng tải đông lạnh, chắc hẳn điều quan tâm của các bạn bây giờ chính là công nghệ nào tốt, khả năng giữ lạnh sâu nhất. Dưới đây là 3 công nghệ phổ biến trên thị trường Việt Nam hiện nay:

1/ Công nghệ Dán ướt

Khả năng giữ lạnh tốt nhất phải nói đến là công nghệ dán ướt hay còn gọi là wet on wet. Lớp da bề mặt dày từ 2 - 3mm được tạo trực tiếp bởi từng lớp mỏng làm bằng những lớp thủy tinh và keo chuyên dụng. Sau đó, chúng được dán trực tiếp lên bề mặt foam cùng với sợi thủy tinh tăng cứng, nẹp nhôm. Khi lớp da còn ướt được đem đi hút chân không tạo thành 1 tấm Panel vững chắc, chống thấm nước, giữ lạnh tốt và không bị tách lớp trong suốt quá trình sử dụng. 

Cấu tạo lớp panel PU với công nghệ dán ướt

2/ Công nghệ Bơm foam trực tiếp

Tiếp theo, một công nghệ tiếp theo bạn nên biết đến chính là công nghệ bơm foam trực tiếp lên bề mặt da. Lớp da bên ngoài dày từ 1.5 - 2mm được sản xuất trước thành từng cuộn (da khô) và được định hình theo kích thước của từng thùng đông lạnh. Sau đó, hỗn hợp foam được bơm trực tiếp vào bên trong 2 bề mặt lớp da và tạo thành tấm Panel. Lớp foam còn ướt kết dính với bề mặt da sẽ có độ bám dính tốt. Tất nhiên theo Dũng so sánh sẽ không bám dính tốt bằng công nghệ dán ướt. Lý do là lớp da còn ướt và lớp keo sau khi được hút chân không thẩm thấu vào bề mặt foam tạo thành 1 khối vững chắc hơn. Lớp foam sau khi tiếp xúc bề mặt da được nén lại, có tỷ trọng cao hơn lõi bên trong cùng nên bề mặt thùng có khả năng giữ lạnh tốt.

Cấu tạo lớp panel PU với công nghệ phun foam trực tiếp

3/ Công nghệ Dán khô

Và cuối cùng phải kể đến là công nghệ dán khô tạo lớp panel cho thùng xe tải đông lạnh. Lớp da của công nghệ này cũng được tạo trước như công nghệ bơm foam trực tiếp. Sau đó, người ta sẽ dán lớp da (da khô) trực tiếp lên bề mặt foam và hút chân không tạo thành 1 tấm Panel. Do khối foam là khô, lớp da cũng khô và được dán bằng 1 lớp keo nên khả năng cứng vững bị đánh giá là kém hơn. Đồng thời, sau thời gian sử dụng, các lớp sẽ dễ bị tách hơn, dễ bị va đập và khả năng giữ lạnh kém hơn công nghệ wet on wet và bơm foam trực tiếp.

Cấu tạo lớp panel XPS với công nghệ dán khô

4/ Kết luận

Sau khi hiểu rõ về các công nghệ sản xuất thùng tải đông lạnh, kho lạnh phổ biến hiện nay, Dũng tin là các bạn cũng đã có cho mình những kiến thức nhất định để chọn phù hợp. Tại đây, tôi cũng đã làm một bảng so sánh chi tiết phân tích ưu và nhược điểm của 3 loại công nghệ. Lưu lại và tìm hiểu thêm nhé!

Phân tích mỗi loại công nghệ sản xuất thùng tải đông lạnh

IV/ Gợi ý sản phẩm

Như vậy, để có được 1 thùng xe tải đông lạnh cứng vững, giữ lạnh tốt. Đồng thời, giúp giảm tiêu hao nhiên liệu trong quá trình sử dụng và tăng tuổi thọ máy lạnh hay hệ thống làm lạnh thì bắt buộc bạn phải chọn công nghệ sản xuất Panel và loại Foam cho phù hợp.

Loại foam PU có khả năng giữ lạnh tốt hơn XPS và EPS nhưng nhược điểm của PU là có giá cao hơn XPS. Về Công nghệ sản xuất thì công nghệ dán ướt có ưu điểm vượt trội hơn, kế đến là công nghệ bơm foam trực tiếp và cuối cùng là công nghệ dán khô. 

Một số các đơn vị uy tín có thể kể đến cho các công nghệ trên Dũng xin tư vấn cho các bạn như:

1. Về ngành thùng xe tải lạnh: 

- Công nghệ Wet on wet foam PU - Lamberet

- Công nghệ bơm foam trực tiếp (hiện các nước đã làm nhưng tại Việt Nam tôi chưa chưa thấy đơn vị nào làm)

- Công nghệ dán khô foam Styrofoam và XPS - Auto Quyền

2. Về ngành kho lạnh: 

Thị trường phía Nam có Công ty Phương Nam, thị trường phía Bắc có Công ty Tonmat. Cả hai công ty đều đều dùng Panel lõi là foam PU để sản xuất. 

Việc hiểu rõ về các công nghệ sản xuất thùng lạnh xe tải không chỉ giúp các bạn đưa ra được lựa chọn tốt nhất với điều kiện kinh tế mà còn đảm bảo được an toàn hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Hy vọng với bài viết trên, bạn đã nắm được các công nghệ sản xuất thùng tải đông lạnh tốt nhất thị trường hiện nay. Chúc bạn thành công!

 

5 / 5 (2Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận